Bảo hiểm xã hội là gì? Có những loại hình nào? Quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH ra sao? Cùng Luật Online 24/7 tìm hiểu sâu hơn về các nội dung liên quan đến bảo hiểm xã hội qua bài viết dưới đây nhé.
Bảo hiểm xã hội là gì? Có những loại hình nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, BHXH được định nghĩa như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Các nội dung liên quan đến chế độ BHXH được quy định trong Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn. Các chế độ về BHXH được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về BHXH nhằm đảm đảm quyền lợi cho người tham gia.
Theo Điều 3 Luật BHXH năm 2014, BHXH gồm 02 loại hình chính là: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Cụ thể:
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Nếu thuộc các đối tượng mà luật quy định, người lao động và người sử dụng sẽ phải tham gia BHXH bắt buộc. Còn với BHXH tự nguyện, người lao động có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia.
Các chế độ bảo hiểm xã hội bạn cần biết
Theo Điều 4 Luật BHXH năm 2014, các chế độ thuộc phạm vi mà BHXH phụ trách gồm:
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, người lao động tham gia BHXH sẽ được cơ quan BHXH giải quyết chế độ tương ứng.
Mức đóng BHXH khi tham gia
Tùy thuộc vào loại hình BHXH người lao động tham gia mà sẽ áp dụng tỷ lệ đóng khác nhau. Cụ thể:
1. Tham gia BHXH bắt buộc
Cả người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động đều phải đóng BHXH bắt buộc theo các tỷ lệ nhất định được tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ:
Người lao động Việt Nam:
Người sử dụng lao động |
Người lao động |
||||||||
BHXH |
BHTN |
BHYT |
BHXH |
BHTN |
BHYT |
||||
Hưu trí-tử tuất |
Ốm đau-thai sản |
TNLĐ-BNN (*) |
Hưu trí-tử tuất |
Ốm đau-thai sản |
TNLĐ-BNN |
||||
14% |
3% |
0.5% |
1% |
3% |
8% |
– |
– |
1% |
1.5% |
21.5% |
10.5% |
||||||||
Tổng cộng 32% |
Người lao động nước ngoài:
Người sử dụng lao động |
Người lao động |
||||||||
BHXH |
BHTN |
BHYT |
BHXH |
BHTN |
BHYT |
||||
Hưu trí-tử tuất |
Ốm đau-thai sản |
TNLĐ-BNN (*) |
Hưu trí-tử tuất |
Ốm đau-thai sản |
TNLĐ-BNN |
||||
– |
3% |
0.5% |
– |
3% |
– |
– |
– |
– |
1.5% |
6.5% |
1.5% |
||||||||
Tổng cộng 8% |
Lưu ý: Nếu DN đề nghị được đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn và được Bộ LĐ – TB&XH chấp thuận thì chỉ cần đóng 0,3%.
2. Tham gia BHXH tự nguyện
NLĐ tham gia bảo hiểm tự nguyện được tự chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH. Mỗi tháng, bạn sẽ phải đóng bảo hiểm theo mức như sau:
Mức đóng BHXH tự nguyện/tháng |
= |
22% |
x |
Mức thu nhập chọn đóng BHXH |
– |
Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH (**) |
Lưu ý: Từ ngày 01/01/2018, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ % trên mức đóng BHXH hàng tháng:
STT |
Đối tượng |
% Hỗ trợ |
Số tiền hỗ trợ/tháng năm 2021 (đồng) |
1 |
Hộ nghèo |
30% |
700.000 x 22% x 30% = 46.200 |
2 |
Hộ cận nghèo |
25% |
700.000 x 22% x 25% = 38.500 |
3 |
Khác |
10% |
700.000 x 22% x 10% = 15.400 |
Các khoản tiền lương tính đóng BHXH theo tháng
1. Đối với BHXH bắt buộc
Căn cứ theo Điều 89 Luật BHXH năm 2014 thì:
Tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định gồm:
- Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm.
- Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Tiền lương tháng BHXH của người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định gồm:
- Mức lương.
- Phụ cấp lương.
- Các khoản bổ sung khác theo quy định.
Trong đó, mức tiền lương tối đa đóng BHXH = 20 x Mức lương cơ sở = 29,8 triệu đồng
2. Dối với BHXH tự nguyện
Căn cứ theo Điều 87 Luật BHXH năm 2014 thì người lao động được tự chọn mức thu nhập đóng BHXH nhưng có giới hạn mức thấp nhất và cao nhất như sau:
- Mức thu nhập thấp nhất = Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn = 700.000 đồng.
- Mức thu nhập cao nhất = 20 x Mức lương cơ sở = 29,8 triệu đồng.
Các phương thức đóng BHXH hiện nay
1. Đối với BHXH bắt buộc
Việc đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động sẽ được thực hiện thông qua người sử dụng lao động. Theo Điều 86 Luật BHXH năm 2014, người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm theo các phương thức sau:
- Đóng hằng tháng.
- Trả lương theo sản phẩm hoặc khoản: Đóng hằng tháng, 03 tháng/lần, 06 tháng/lần.
2. Đối với BHXH tự nguyện
NLĐ được tự chọn một trong các phương thức tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Quyền lợi khi tham gia BHXH
Quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật BHXH như sau:
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn tra cứu thông tin tham gia BHXH
Để nắm được các thông tin về việc tham gia BHXH của mình, NLĐ có thể kiểm tra bằng 3 cách sau:
Cách 1. Tra cứu trực tuyến về BHXH tại Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt nam tại link sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx
Cách 2. Tra cứu qua tin nhắn chỉ với 1000 đồng/tin
- BH QT {mã số bảo BHXH} gửi đến 8079.
- BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ tháng-năm} {đến tháng-năm} gửi đến 8079.
- BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi đến 8079.
Cách 3. Tra cứu nhờ ứng dụng VssID
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi bảo hiểm xã hội là gì? Và các vấn đề khác liên quan đến bảo hiểm xã hội cũng như cách tra cứu BHXH. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình khi tham gia BHXH. Nếu gặp vướng mắc liên quan đến các chế độ BHXH, quý khách có thể liên hệ ngay với Luật Online 24/7 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.